Bong gân là thương tổn do chấn thương gây nên, nhưng không bị trật khớp, gãy xương mà chỉ có tổn thương ở các bao hoạt dịch bao khớp và nhất là các dây chằng.
Những khớp hay bị bong gân: cổ chân, đầu gối, bàn chân, cổ tay, các ngón tay. Thường gặp ở người trẻ thích hoạt động nhất là các vận động viên thể dục thể thao.
TRIỆU CHỨNG
1.Bong gân nhẹ
- Đau tăng lên khi làm căng dây chằng, đau giảm khi chùng dây chằng.
- Xung quanh khớp sưng nhẹ
- Cử động ít bị hạn chế không có biến dạng khớp
2.Bong gân nặng
- Đau nhiều hơn, giảm cơ năng nhiều
- Khớp sưng to vì có máu tràn vào trong ổ khớp, ở ngoài da có vết bầm tím rộng, không có biến dạng khớp, nhiệt độ tại khớp tăng, sờ thấy nóng.
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
1.Mục đích
- Giảm phù nề, xung huyết tại khớp
- Giảm đau
- Gia tăng sức mạnh cơ.
2.Phương pháp
a.Trường hợp bong gân nhẹ
- Dùng nhiệt lạnh
- Chống chỉ định: nhiệt ấm trị liệu, xoa bóp trực tiếp vào khớp
- Điện trị liệu: điện xung, siêu âm
b.Trường hợp bong gân nặng
– Giai đoạn trước bó bột khớp sưng to, đau
- Tư thế trị liệu: gác chi lên cao
- Nhiệt lạnh: đắp, chườm, ngâm nước lạnh
- Điện trị liệu: điện xung, siêu âm
– Giai đoạn bó bột:
- Tư thế trị liệu: gác chi lên cao
- Vận động: gồng co cơ tĩnh trong bột
– Giai đoạn tháo bột:
- Nhiệt ấm trị liệu
- Vận động: Tập đề kháng tăng cường sức cơ và dây chằng
- Điện trị liệu
- Luyện dáng đi đúng.
Xem thêm: Máy siêu âm điều trị chính hãng