Tổng quan suy giãn tĩnh mạch

Suy tĩnh mạch mạn tính “là tình trạng suy giảm chức năng hệ tĩnh mạch nông và/ hoặc hệ tĩnh mạch sâu, có thể kèm theo thuyên tắc tĩnh mạch hoặc không”
• Mỹ: 10-30% dân số bị mắc bệnh và mất đến khoảng 1 tỉ USD cho điều trị loét, thiệt hại hàng triệu đô và hàng tỉ ngày công lao động
• Pháp: 18 triệu người mắc.
Ước tính chi phí cho điều trị suy giãn tĩnh mạch chiếm đến 2.6% tổng chi phí cho y tế
• Tại Việt Nam (năm 2007): ước tính có đến 40.5% người >50 tuổi mắc bệnh về suy giãn tĩnh mạch.

Nguyên nhân

Nguyên nhân cho bệnh suy giãn tĩnh mạch chi làm 2 loại:

  • Suy tĩnh mạch tiên phát: Giãn TM vô căn, do bất thường về mặt di truyền và hoặc huyết động gây ra.
  • Suy  tĩnh  mạch  thứ  phát:  Bệnh  lý  TM  hậu  huyết  khối,  dị  sản  TM,  bị  chèn  ép khối u, chèn ép về mặt huyết động như có thai, thể thao

Bên cạnh các nguyên nhân chính, còn phải kể đến các yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch như:

  • Tuổi, tiền sử gia đình
  • Béo phì
  • Nhiệt độ cao
  • Có thai
  • Chế độ ăn
  • Đứng nhiều
  • Ngồi nhiều

Các dấu hiệu lâm sàng

Thang điểm lâm sàng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chia từ C0s đến C6.

Các phương pháp điều trị

Hiện giờ có khá nhiều phương pháp điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch.

  • Nội khoa, luyện tập
  • Băng, tất áp lực
  • Thuốc bôi da
  • Phẫu thuật
  • Can thiệp nội tĩnh mạch (Sử dụng sóng có tần số radio (RFA),…)
  • Tiêm xơ dưới hướng dẫn siêu âm (UGFS)

Tuy nhiên việc áp dụng phương pháp nào phải căn cứ vào tình trạng của bệnh nhân để có chỉ định phù hợp. Bên dưới là minh hoạ cho việc chỉ định một số phương pháp thông dụng dựa vào dấu hiệu lâm sàng của bệnh nhân.

Can thiệp nội tĩnh mạch bằng sóng có tần số radio (RFA)

Nguyên lý của điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng sóng radio là phóng thích một nguồn năng lượng nhiệt vừa đủ vào trong lòng tĩnh mạch để làm teo và xơ hóa lòng tĩnh mạch, từ đó gây tắc mạch. Đây là phương pháp đã được áp dụng ở Châu Âu từ năm 1998 và đã bước đầu được thực hiện ở viện nam từ năm 2011. Đối tượng của phương pháp này là những bệnh nhân Suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính có triệu chứng lâm sàng: tê bì, chuột rút, phù… và có phân loại lâm sàng (CEAF) từ C2-C6. Những bệnh nhân Có dòng trào ngược tĩnh mạch hiển phát hiện trên siêu âm Doppler hoặc đáp ứng kém với điều trị nội khoa cũng là đối tượng có thể áp dụng phương pháp này.

Ưu điểm của phương pháp này là:

  • Thời gian phục hồi sau can thiệp ngắn
  • Tác dụng phụ sau can thiệp ít (ít đau, bỏng rát), sớm trở về hoạt động bình thường
  • Kết quả trung hạn và dài hạn của can thiệp nhiệt nội tĩnh mạch ít nhất cũng tương tự như kết quả phẫu thuật kinh điển

Nhìn chung, đây là phương pháp điều trị được đánh giá là có hiệu quả cao tại Việt Nam đến thời điểm hiện tại.